Di sản về tu từ Demosthenes

Phryne tới nhà tắm công cộng như Venus và Demosthenes bị Aeschines chế nhạo, tranh của J. M. W. Turner (1838).

Danh tiếng của Demosthenes tiếp tục lưu truyền qua các thời đại. Các tác giả và học giả sống dưới thời La Mã, như Loginus và Caecilius, xem thuật hùng biện của ông như một sự siêu phàm[171]. Juvenal gọi ông là "largus et exundans ingenii fons" (suối nguồn thiên tài lớn lao và chan chứa)[172]. Ông gợi cảm hứng cho những diễn văn chống Marcus Atonius cũng được gọi là Philippicae (về sau từ philippic trở thành một danh từ chỉ chung các diễn văn đả kích hay sự đả kích trong tiếng Anh và một số ngôn ngữ[173]). Theo giáo sư về cổ điển Cecil Wooten, Cicero chấm dứt sự nghiệp theo cách bắt chước vai trò chính trị của Demosthenes[174]. Trong "Cuộc đời của Demosthenes", Plutarchus cũng tỏ ra chú ý tới những nét tương đồng rõ rệt giữa nhân cách và sự nghiệp của Demosthenes và Marcus Tullius Cicero[175]:

Quyền năng thần thánh ngay từ đầu dường như đã ấn định Demosthenes và Cicero vào cùng một phác thảo, cho họ nhiều sự tương đồng trong bản tính, trong niềm đam mê khác biệt và tình yêu tự do trong cuộc đời công, cũng như sự thiếu dũng khí trong nguy nan và chiến tranh, và cùng lúc cũng thêm vào nhiều sự giống nhau tình cờ. Tôi nghĩa khó thể có tìm thấy hai nhà hùng biện khác, khởi đầu bé nhỏ và vô danh, trở lên vĩ đại và quyền lực; cả hai thách thức các vị vua và bạo chúa; cả hai mất con gái, bị đuổi khỏi tổ quốc, và trở về trong danh dự; họ cất cánh một lần nữa, bị bắt bởi kẻ thù, và cuối cùng kết thúc cuộc đời cùng với tự do của đồng bào họ.

Trong thời Trung CổPhục Hưng, Demosthenes nổi danh vì tài hùng biện[176]. Ông được đọc nhiều hơn bất kì nhà hùng biện cổ đại nào khác; chỉ Cicero mới có thể cạnh tranh phần nào[177]. Tác giả và luật sư Pháp Guillaume du Vair ca ngợi các diễn văn của ông về sự sắp xếp nghệ thuật và phong cách tao nhã; John Jewel, giám mục Salisbury và Jacques Amyot, một nhà văn và dịch giả Phục Hưng Pháp, xem Demosthenes là một nhà hùng biện vĩ đại, thậm chí "tột cùng"[178]. Đối với Thomas Wilson, người đầu tiên xuất bản các diễn văn của ông sang tiếng Anh, Demosthenes không phải chỉ là một nhà hùng biện, mà chủ yếu là một chính khách quyền lực, "một nguồn trí tuệ"[179].

Trong lịch sử hiện đại, các nhà hùng biện như Henry Clay từng bắt chước các kĩ thuật của Demosthenes. Các tư tưởng và nguyên tắc của ông vẫn tồn tại, ảnh hưởng đến những chính trị gia và phong trào nổi bật trong thời đại chúng ta. Theo đó, ông tạo nên một nguồn cảm hứng cho các tác giả của báo Người Liên bang (sê-ri gồm 85 bài biện hộ cho sự phê chuẩn Hiến pháp Hoa Kỳ) cũng như những nhà diễn thuyết chính của Cách mạng Pháp[180]. Thủ tướng Pháp Georges Clemenceau nằm trong số những người lý tưởng hóa Demosthenes và viết một cuốn sách về ông[181]. Về phần mình, Friedrich Nietzsche thường viết các câu văn theo hệ hình của Demosthenes, người mà văn phong khiến ông ngưỡng mộ[182].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Demosthenes //nla.gov.au/anbd.aut-an35034822 http://books.google.bg/books?id=wh1FAQAAIAAJ&print... http://www.britannica.com/eb/article-261110/ancien... http://www.britannica.com/eb/article-9029911 http://books.google.com/?id=2JB_rQpAv80C&pg=PA45&l... http://books.google.com/books?id=qi0iL6r7v2IC&pg=P... http://books.google.com/books?vid=0YXNyWaatTFQXnof... http://www.merriam-webster.com/dictionary/philippi... http://www.sacred-texts.com/cla/luc/wl3/wl320.htm http://www.sacred-texts.com/cla/luc/wl4/wl429.htm